Chuyên chống thấm

Quy trình chống thấm với từng vị trí khác nhau thì cách tiến hành cũng sẽ riêng biệt, không đồng nhất. Trong số bài viết ngày hôm nay, mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu các quy trình chống thấm hiện đại nhất ngày nay như thế nào nhé!

I. Tại sao cần phải chống thấm?

Tại sao cần phải chống thấm?

Tại sao cần phải chống thấm?

Xây các công trình xây dựng mà bỏ qua công đoạn chống thấm thì thực sự là một thiếu sót lớn. Bởi vì, nó sẽ quyết định tới chất lượng cũng như độ bền cho khu vực bạn xây. Nếu bỏ qua bước này, khi làm xong sẽ dễ bị thấm nước, khiến bạn có nguy cơ phải tháo dỡ, tu sửa lại, gây tốn kém cả về thời gian lẫn tiền bạc. Do đó, việc cần có quy trình chống thấm trước khi hoàn thiện địa điểm như nhà ở, bể bơi,… là vô cùng quan trọng

 

II. Các quy trình chống thấm hiện nay

1. Quy trình chống thấm cho nhà vệ sinh

Quy trình chống thấm cho nhà vệ sinh như thế nào?

Quy trình chống thấm cho nhà vệ sinh như thế nào?

a. Chuẩn bị

– Các nguyên liệu cần chuẩn bị trước khi tiến hành chống thấm gồm có:

+ Vật liệu chống thấm Sika Latex TH hay Latex HC

+ Keo sika

+ Lưới thủy tinh gia cố

+ Các chất phụ gia

+ Vữa rót không co ngót

+ Màn đàn hồi xi măng polymer

b. Các bước tiến hành quy trình

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt để thi công

Đây là khâu có vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cũng như độ bền vững của lớp chống thấm. Đầu tiên, bạn cần:

+ Loại bỏ sạch bụi, các lớp vữa thừa hay tạp chất còn bám trên bề mặt muốn thu công. Bạn có thể sử dụng máy mài gắn chổi để cạo, làm sạch dễ hơn đồng thời tạo ma sát cho bề mặt

+ Hãy sử dụng máy thổi bụi nhằm thổi sạch bụi cũng như các tạp chất

+ Với những vết nứt lớn trên bề mặt thi công, cần phải trám bằng keo

+ Sau đó, làm ẩm bề mặt bằng nước, chuyên sang bước 2

Bước 2: Tiến hành chống thấm cổ ống

Tiến hành đục, tẩy miệng các cổ ống theo hình miệng loa. Sau đó, rửa sach miệng cổ ống bằng nước sạch. Tiếp đến, hãy chèn kín cổ ống, quét kết dính hồ dầu rồi trộn cùng xi măng theo tỷ lệ đã tính toán lên trên phần miệng ống và ống. Sau đó, trộn với nước sạch và đổ vào cổ ống. Nên nhớ, phải bảo dưỡng vị trí này định kỳ bằng nước sạch nhằm tránh tình trạng bị nứt

Bước 3: Trát bo dốc chân tường bao với sàn bê tông

Hãy đắp chân tường bao bằng vữa xi măng kèm cát vàng với tỷ lệ 1:1. Nếu sàn phải lấy cốt gạch thì việc trát chỉ sơ qua, đừng dốc quá nhằm giúp lưới gia cố không bị gập hẳn vào

Bước 4: Xử lý chống thấm

Hãy thực hiện quét lót toàn bộ chân tường giữa khu vực sàn và tường gạch xây bằng việc dùng vữa hồ dầu kết hợp cùng xi măng, nước

Bước 5: Chống thấm bằng màn đàn hồi

Tiến hàn thi công bằng việc dùng chổi quét lên trên toàn bộ bề mặt sàn bê tông, chân tường tầm 30-50 cm. Hãy quét để sao cho lớp sau phải vuông góc với lớp trước nhằm tránh lỗ mọt bọt khí. Ghi nhớ, chỉ được quét lớp 2 khi lớp thứ nhất đã khô được 2-3 tiếng

Bước 6: Nghiệm thu và thử nước

Sau 24 giờ thi công hoàn tất, tiến hành ngâm thử với nước trong 24 giờ và nghiệm thu. Khi đã xong xuôi, phải trát thêm lớp vữa láng bảo vệ chống thấm

2. Quy trình chống thấm bể nước

Hình ảnh chống thấm bể nước

Hình ảnh chống thấm bể nước

Quy trình chống thấm bể nước về cơ bản cũng tương tự như chống thấm nhà vệ sinh. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt ở một số bước. Cụ thể như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng phẳng phiu của bể nước để chống thấm
  • Bước 2: Sửa chữa những vị trí khiếm khuyết của bê tông trên bể
  • Bước 3: Xử lý tình trạng thoát nước ở các vị trí khác nhau
  • Bước 4: Vệ sinh lại bề mặt chống thấm
  • Bước 5: Tiến hành thi công chấm thấm bằng keo dán gạch
  • Bước 6: Kiểm tra lại xem có sai sót nào không và tìm cách khắc phục nếu nó xảy ra
  • Bước 7: Làm láng để tạo độ dốc hay ốp lát gạch

 

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về: Tổng hợp các quy trình chống thấm hiệu quả nhất hiện nay. Hy vọng rằng, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích sau khi đọc xong bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0888.212.226